Doanh nghiệp

Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Ánh

Đang hoạt động
|
0 trên 5
0 đánh giá | 7 lượt xem
  • 5 SAO
    0
  • 4 SAO
    0
  • 3 SAO
    0
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    0

Dưa mắm Bố Thảo- Đặc sản Châu Thành, Sóc Trăng

Ngày xưa, chắc cách đây hơn năm mươi năm, bà ngoại và má tôi thường xuyên đem cá đồng và mắm đến chợ Sóc Trăng để bán. Trong thời điểm đó chợ Sóc Trăng có lẽ là nơi đông đúc, nhộn nhịp nhất tỉnh lỵ. Mỗi lần giao hàng cho mối lái và bán lẻ hết số lượng cá mắm, ngoại dẫn má đi mua thức ăn, vật dụng mang về nhà. Cứ mỗi dịp đi qua giang hàng bán dưa muối của một Chú người Hoa (xứ tôi gọi là người Tiều), ngoại ghé thường vào mua một ít về gia đình cùng thưởng thức, thấy món này dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của nhiều người, trong khi dưa leo lại là loại rau quả được trồng rất nhiều tại địa phương nên ngoại đã nảy ra ý tưởng làm thêm dưa mắm để bán.

Ban đầu, dưa mắm được làm từ dưa leo (dưa chuột) được cắt ra, bỏ ruột rồi ngâm với hỗn hợp nước chua của dưa cải và muối hột, khi dưa leo đã ngã sang màu vàng thì đem rửa sạch, trộn với đường mía, mắm (thường là mắm sặc) cùng với thính (gạo rang xay nhuyễn) rồi đem ra chợ bán, do đó mới gọi là "Dưa mắm".

Món ăn mà ngoại tôi bán lúc đó khác với loại dưa mắm được làm từ trái dưa gang nên độ mặn vừa phải, ăn giòn, thơm thính được người nông dân (làm ruộng) rất thích dùng với cơm nguội lúc xế trưa. Nếu vác cuốc ra đồng vào từ sáng sớm mà chỉ kịp nấu chín nồi cơm, thì mua thêm một ít dưa mắm mang theo thì đã có một bữa trưa ngon lành. 

Dưa mắm

Thời gian qua đi, món dưa mắm được má tôi cải tiến, dưa leo vẫn được muối như xưa, khi ngã sang màu vàng tươi đem rửa, trộn đường cát để cho thấm ngọt, sáng hôm sau mới trộn với mắm sặc và thính rồi mới đem ra chợ bán.  Sau này do nhiều người không thích ăn mắm (chắc do bệnh viêm xoang hoặc chê mặn) nên dần dần không trộn mắm sặc vào dưa mắm nữa. Bây giờ do số lượng bán ra nhiều nên cách trộn cũng đơn giản hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không còn trộn trước để qua đêm mà thường để ráo nước đem trộn liền vẫn đảm bảo được độ giòn ngon, thính thì để riêng, ăn đến đâu thì rưới lên đến đó.

 
Dưa mắm

Để bảo quản, người bán thường để trong bọc cột lại và bỏ trong keo nhựa, để trong tủ lạnh ngăn mát thì chúng ta sẽ thưởng thức món dưa mắm được lâu hơn. Khi thưởng thức món dưa mắm được ngon và hấp dẫn hơn nữa, trước khi ăn chúng ta bỏ vài lát ớt, màu đỏ của ớt sẽ tô thêm món ăn hấp dẫn hơn. Nó vừa có độ mặn, thơm mùi của thính, vừa cay làm ta không thể không ăn tiếp nữa.

Về cách dùng thì tôi thấy nhiều người thích ăn dưa mắm cùng với cháo trắng ăn khoai lang (hoặc khoai mì hấp) hòa quyện vào nhau thì thật tuyệt vời. Ngoài ra, dưa mắm được nhiều chị, em kết hợp ăn cùng với món canh: cải xanh, cải ngọt, cải thìa, bắp cải, củ cải trắng,... tô thêm phần hương vị, đậm đà cho món ăn.

Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất Sóc Trăng, mời bạn đến ấp Châu Thành, xã An Ninh (Bố Thảo), để thưởng thức món dưa mắm. Một món ăn đậm đà gia vị tạo nên hương vị khó quên của món dưa mắm Bố Thảo. Một món ăn được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay.

Tên cơ sở
Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Ánh
Địa chỉ
ấp Châu Thành, xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, Huyện Châu Thành-Sóc Trăng
Điện thoại
02993836440
Email
ongtrungtin@gmail.com
Website
https://duamambothao.blogspot.com/
Người đại diện
Ông Trung Tín
Quy mô
Cá nhân, hộ gia đình
Trạng thái
Đang hoạt động
Giấy phép đăng ký
Số 59J8001718Ngày cấp 15/05/2017, đơn vị cấp Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Châu Thành

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận OCOP
Giấy chứng nhận OCOP 3 sao

Đánh giá và nhận xét của: Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Ánh

0 trên 5
0 đánh giá

Hỏi và Đáp của: Hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Ánh

Xác nhận tuổi của bạn Vui lòng xác nhận bạn đã đủ 18 tuổi để tiếp tục xem nội dung này.